Các dòng xe nâng tay, xe nâng bán tự động và xe nâng điện đứng thường sử dụng bánh PU thay cho bánh xe cao su thông thường. Vậy bánh PU là gì? Loại bánh này có gì khác biệt so với bánh cao su? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Bánh PU là gì?
Bánh xe PU là sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa PU. Nhựa PU là một loại polymer được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. PU là tên viết tắt của từ polyurethane.
Bánh xe PU là sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa PU
Nhựa PU dùng làm bánh xe có 2 loại là PU gốc Ester và PU gốc Ether.
Xét về cơ tính, Ester chịu dầu, mỡ tốt hơn nhưng nó lại rất dễ bị phân hủy do tác động của nước (hoặc hơi ẩm). Ngược lại khả năng chịu nước của Ether là rất tuyệt vời nhưng khả năng kháng dầu, chịu mòn và chịu tải lại kém hơn Ester.
Dòng nhựa Polyurethane gốc Ester có khả năng tự uốn cong và nén các mạch liên kết – là nguồn gốc tạo ra độ bền và khả năng chịu tải tốt. Nhưng Ester có độ ổn định thủy phân kém, chúng dễ hút nước (hoặc hơi ẩm) từ môi trường bên ngoài. Cùng với tác động của nhiệt từ mặt trời và nhiệt sinh ra trong quá trình sử dụng khi bánh xe chất tải và lăn, qua thời gian bánh xe PU sẽ bị nứt, vỡ, mẻ. Quá trình này được gọi là Hysteresis (trễ đàn hồi) hoặc hiểu đơn giản nhất là lão hóa.
Những đặc điểm nổi bật của bánh xe PU
Bánh PU có độ ma sát tốt, khả năng bám đường cao hơn bánh bằng cao su, lên đến 98%.
Tuổi thọ trung bình của bánh xe PU thường rơi vào khoảng từ 3 – 5 năm, trong điều kiện làm việc ngoài trời là từ 2 – 3 năm.
PU có độ bền, tính kháng mài mòn, tính kháng tác động môi trường vượt trội so với các loại cao su thông thường. Bên cạnh đó, PU còn có khả năng kháng nhiều loại hóa chất vô cơ và hóa chất hữu cơ.
Bánh PU có độ ma sát tốt, khả năng bám đường cao hơn bánh bằng cao su, lên đến 98%.
Bánh PU không tạo vệt đen khi di chuyển, giúp bảo vệ nền kho xưởng, giữ độ vệ sinh cao.
Những lưu ý khi sử dụng bánh xe PU
Để giữ được tuối thọ của sản phẩm lâu hơn nên tránh sử dụng bánh xe PU trong môi trường có độ ẩm cao.
Nên nâng hàng đúng tải trọng bánh xe để kéo dài tuổi thọ bánh.
Cần bảo quản bánh xe ở những nơi thoáng mát tránh để bánh xe dưới ánh nắng mặt trời và tránh nước mưa.
Các vị trí lắp đặt bánh PU cho xe nâng điện
3 vị trí lắp đặt bánh PU cho xe nâng điện
Bánh lái của lốp xe nâng điện:
Ví trí của bộ phận này nằm ở phía sau.
Đối với xe nâng tay điện thấp có bàn đứng lái (xe nâng tay chạy điện) sẽ là 1 bánh.
Đối với xe nâng điện tự động và xe nâng điện ngồi lái sẽ là 2 bánh.
Kích thước 1 số bánh lái như sau: 280x145mm, 315x180mm, 330×193.5mm, 380x246mm…
Bánh tải của xe nâng điện:
Nó nằm tại khu vực phía trước và là phần chịu tải của xe.
Bánh tải với khả năng chịu lực đầu tiên là tự trọng của chính bản thân xe nâng và khối lượng của hàng hóa.
Vậy nên loại bánh xe này phải được cấu tạo thật chắc chắn và chất lượng lớp PU bọc bên ngoài phải đạt chuẩn để giúp cho khả năng làm việc của thiết bị tốt nhất.
Cũng giống như tên gọi bánh xe cân bằng có nhiệm vụ giữ cho xe được thăng bằng. Đặc biệt là khi di chuyển trong các địa hình không bằng phẳng, lên dốc, đường gồ ghề…
Bộ phận này có 2 bánh và kích thước bánh xe là nhỏ nhất trong 3 loại.
Tuy nhiên không phải thấy nhỏ mà bỏ qua không quan tâm, bởi đây là bộ phận giữ cho xe làm việc ổn định. Một khi có sự cố xảy ra sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Kích thước bánh cân bằng như sau: 150x80mm, 178x73mm, 204x76mm…
Muốn mua bánh PU cho xe nâng điện đứng thì nên liên hệ cơ sở nào?
Công ty TNHH SX TM DV 7777 với hơn 25 năm kinh nghiệm chuyên cung cấp các dòng xe nâng dầu, xăng, điện cũng như vật tư phụ tùng xe nâng uy tín. Nếu quý khách có nhu cầu thì hãy liên hệ cho chúng tôi ngay để được báo giá ưu đãi.
Liên hệ ngay với chúng tôi để đặt hàng ngay bánh PU xe nâng điện đứng lái.
Lê Trần –
Sản phẩm tốt, từ khi sử dụng Bánh PU này tôi thấy xe nâng giảm hư hỏng hơn