MUA XE NÂNG, NHẬN NGAY $1000 TIỀN MẶT(*)

Ngôn ngữ

Xe nâng điện

Để nói về những dòng xe nâng hàng trong kho được sử dụng phổ biến hiện nay chúng ta không thể không kể đến xe nâng điện. Vậy xe điện là gì? Có những loại nào? Ưu nhược điểm là gì? Tại sao thường được dùng như xe nâng hàng thực phẩm … Hãy cùng Xe nâng 7777 tìm hiểu trong bài viết sau.

Xe nâng điện – dòng xe nâng chuyên dụng trong kho thực phẩm

Xe nâng điện là loại xe nâng sử dụng năng lượng điện thay vì động cơ đốt trong (IC). Ắc quy điện (bình điện xe nâng) là nguồn cung cấp năng lượng cho xe hoạt động. Giống như các loại xe nâng khác, xe động cơ điện hỗ trợ con người ở những công việc cần nhiều sức và mang tính nguy hiểm cao.

Loại xe này thường hay dùng với hệ thống giá kệ, hoạt động trong những kho, xưởng hàng nhỏ để vận chuyển hàng hóa vào đúng vị trí. Do đó còn được ưa chuộng sử dụng như xe nâng hàng trong kho. Ngoài ra xe điện còn được sử dụng để di chuyển hàng hóa, thành phẩm lên xe tải hay container thay cho sức người. Đặc biệt phù hợp cho nhu cầu đặc thù như xe nâng hàng thực phẩm.

Có bao nhiêu loại xe nâng điện?

Xe nâng hàng chạy bằng điện thường được chia thành 2 dòng chính gồm Xe nâng  ngồi lái và Xe nâng đứng lái.

  • Xe điện ngồi lái là dòng xe nâng phổ thông nhất. Dùng tốt ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau, Thân thiện với môi trường nhờ không gây khí thải và hầu như không tạo tiếng ồn. Xe động cơ điện ngồi lái có 2 loại là Xe điện 3 bánh và xe điện 4 bánh
  • Xe điện đứng lái có kích thước nhỏ gọn, khả năng vận hành linh hoạt, tốc độ nâng hạ hàng hóa nhanh và an toàn. Xe điện đứng lái thường được sử dụng làm xe nâng hàng trong kho có lối đi hẹp hoặc các khu vực diện tích nhỏ.

Để trả lời câu hỏi nên chọn xe điện đứng lái hay xe điện ngồi lái? Doanh nghiệp cần xác định tải trọng hàng cần nâng và kích thường lối đi trong kho. Xe điện đứng lái có bán kính quay nhỏ hơn, thích hợp cho kho nhỏ.

Xe điện đứng lái Komatsu nhỏ gọn và linh hoạt

Xe điện đứng lái Komatsu nhỏ gọn và linh hoạt

Cấu tạo của xe nâng điện

Một chiếc xe điện sẽ có các bộ phận chính như sau:

Bình điện (ắc-quy xe nâng)

Bình điện xe nâng là bộ phận cực kỳ quan trọng. Có thể nói đây chính là “trái tim” của một chiếc xe điện. Ắc-quy xe nâng có vai trò khởi động thiết bị và cung cấp năng lượng để xe động cơ điện có thể di chuyển, nâng hạ hàng hóa.

>> XEM THÊM KIẾN THÔNG TIN VỀ ẮC QUY XE NÂNG

Một bình điện xe nâng được cấu thành từ nhiều cell đơn nối tiếp lại với nhau. Thông thường mỗi cell có điện áp là 2V. Tùy vào từng loại xe nâng với sức năng khác nhau mà số lượng cell sẽ nhiều hay ít và công suất bình điện cũng sẽ thay đổi.

BÌnh điện (Ắc quy điện) xe nâng hàng

BÌnh điện (Ắc quy điện) xe nâng hàng

Khung xe

Đây là bộ phận nâng đỡ thân xe, càng nâng, đồng thời cũng là nơi để bình nhiên liệu. Khung xe được làm từ vật liệu chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành.

Giá nâng:

Bao gồm thép và vòng bi. Thép là loại thép dày có khả năng chịu được lực lớn, còn vòng bi có độ chính xác cao đảm bảo việc nâng hàng không bị sai lệch.

Càng nâng:

Là nơi để đặt hàng hóa khi nâng hạ. Càng nâng có bộ phận cố định thanh đỡ đầu xi lanh để mỗi khi piston đi lên thì sẽ kéo luôn đầu trên của xi lanh đi lên.

Đối trọng:

Bộ phận có vai trò giữ cân bằng cho xe nâng mỗi khi nâng hạ, di chuyển hàng hóa. Với xe động cơ điện thì bình ắc quy bố trí ở phía sau đảm nhiệm chức năng cân bằng.

Bánh xe:

Các dòng xe khác nhau sẽ sở hữu hệ thống bánh khác nhau về kích thước và chất liệu. Bánh xe có thể được làm từ nhựa, PU hoặc cao su…

Bánh đặc và bánh PU cho xe điện

Bánh đặc và bánh PU cho xe điện

XEM THÊM: Các loại bánh xe phổ biến cho xe nâng

Ưu – nhược điểm của xe động cơ điện

Nhờ sử dụng động cơ điện thay cho động cơ đốt trong, xe điện sở hữu những ưu điểm nổi bât bao gồm:

  • Cấu trúc nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong không gian nhỏ hẹp.
  • Không gây tiếng ổn, không tạo khí thải, phù hợp sử dụng trong các kho xưởng kín và môi trường làm việc có tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.
  • Chi phí vận hành thấp.
  • Dễ dàng sửa chữa và bảo hành.

Tuy nhiên, xe động cơ điện cũng có nhược điểm là thời gian hoạt động ngắn, không thể hoạt động liên tục nhiều giờ liền. Thông thường một chiếc xe điện có thể hoạt động không nghỉ trong thời gian tối đa là 2 ca (khoảng từ 6-8 tiếng). Sau đó xe cần phải được sạc đầy bình trước khi quay trở lại làm việc.

Xe điện có thể hoạt động không nghỉ trong thời gian tối đa là 2 ca (khoảng từ 6-8 tiếng)

Xe điện có thể hoạt động không nghỉ trong thời gian tối đa là 2 ca (khoảng từ 6-8 tiếng)

Kết luận

Nhìn chung, xe nâng hàng chạy điện là lựa chọn phù hợp làm xe nâng hàng trong kho. Cho các công ty có nhu cầu tìm kiếm một thiết bị nâng hàng linh động, hiệu quả và an toàn. Hoặc cho các doanh nghiệp cần môi trường sạch như linh kiện điện tử, xe nâng hàng thực phẩm, siêu thị, sản xuất vải sợi, may mặc…

Để chọn được một chiếc xe điện phù hợp, ngoài việc nắm rõ nhu cầu sử dụng và thông tin về các dòng xe. Bạn cần phải tìm được một địa chỉ bán xe nâng uy tín. Việc chọn lựa đúng cơ sở phân phối sẽ giúp bạn có được chiếc xe nâng phù hợp cùng với chế độ bảo hành, bảo dưỡng uy tín.

Xe nâng 7777 là địa chỉ phân phối xe uy tín tại khu vực miền Nam

Xe nâng 7777 là địa chỉ phân phối xe nâng uy tín tại khu vực miền Nam

Hy vọng bài viết trên có thể mang lại các thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc thuê xe nâng các loại. Hãy liên hệ ngay với Xe nâng 7777 hoặc gọi số Hotline 1900 636 557 để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận báo giá chi tiết và đặt hàng xe nâng.

Tư vấn miễn phí: 0978.84.99.88 0967.32.777
Gửi yêu cầu báo giá xe nâng: Tại đây
Website: xenang7777.com xenanghangnhat.com

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!