Luật Tổ chức Chính phủ 2025 được thông qua và có hiệu lực
Luật Tổ chức Chính phủ 2025 được thông qua vào ngày 18/02/2025. Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Luật mới có 5 Chương, 32 Điều. Quy định các nội dung liên quan đến việc tổ chức, hoạt động của Chính phủ.
Mục lục
1. Vai trò của Chính phủ theo Luật tổ chức chính phủ 2025
Theo Điều 1 của Luật Chính phủ 2025 quy định vị trí và các chức năng của chính phủ như sau:
– Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cấp cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện quyền hành pháp, và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
– Chính phủ chịu các trách nhiệm và báo cáo công tác Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
2. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
Theo điều 2, Luật số 63/2025/QH15 như sau:
– Chính phủ bao gồm:
- Thủ tướng Chính phủ.
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ.
- Các Bộ trưởng.
- Các Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình, Quốc hội quyết định.
– Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
– Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
– Luật Tổ chức Chính phủ 2025 cũng quy định. Cụ thể, nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
– Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2025. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
– Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước.
3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
Nguyên tắc hoạt động
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm bình đẳng giới.
– Tổ chức bộ máy hành chính quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
– Bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo. Chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan cấp trên.
– Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chức năng.
– Phạm vi quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
– Phân quyền, phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ.
– Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
– Thực hiện quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học.
– Trong sạch, công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
– Chủ động tham gia, phối hợp chặt chẽ. Tăng cường kiểm soát của Chính phủ đối với nền hành chính quốc gia và việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.
Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 01/03/2025 theo Điều 14 Luật tổ chức Chính phủ
– Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
– Giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, trường hợp cần thiết thì ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện.
– Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng. Thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
– Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ hoặc ủy quyền cho thành viên Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ.
Luật tổ chức chính phủ 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2025
Hy vọng bài viết dưới đây của Xe nâng 7777 mang lại nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn!