10 BƯỚC KIỂM TRA XE NÂNG TRƯỚC KHI VẬN HÀNH
Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là việc làm cần thiết. Giúp người lái sớm phát hiện lỗi để xử lý kịp thời, tránh tình huống xấu có thể xảy ra. Dưới đây là những hạng mục mà người lái xe cần kiểm tra. Mời bạn tham khảo.
Mục lục
1. Vì sao phải kiểm tra xe nâng trước khi vận hành?
Trong qua trình sử dụng, xe nâng hàng có thể phát sinh lỗi do chi tiết bị bào mòn, lỏng lẻo… Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, thậm chí gây tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy, việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là điều cần thiết.
Kiểm tra xe nâng giúp người lái kịp thời phát hiện xử lý vấn đề, tránh tình huống xấu xảy ra. Tăng tính an toàn cho cả người lái và hàng hoá. Đây cũng chính là lý do đây là bước cần thiết không thể bỏ qua mà người lái cần nắm rõ.
Kiểm Định Xe Nâng Hàng: Quy Định, Quy Trình và Chi phí kiểm tra
2. Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành đúng cách
Để kiểm tra xe nâng thì người lái cần lưu ý:
2.1 Kiểm tra ngoại quan toàn bộ xe
Kiểm tra toàn bộ ngoại quan xe trước khi vận hành
Đây là bước kiểm tra đầu tiên nhất định phải có trước khi vận hành xe nâng. Người lái cần kiểm tra thật kỹ toàn bộ xem có vấn đề gì không? Chú ý đến bên ngoài xe có hỏng hóc gì không? Từ bộ phận cabin, buồng lái, khung, gầm,… nếu có bất cứ lỗi nào phát sinh cần kiểm tra kỹ và xử lý trước khi vận hành để đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá.
2.2 Kiểm tra hệ thống tín hiệu đèn
Hệ thống đèn đóng vai trò khá quan trọng với xe nâng. Đèn hỗ trợ người vận hành nâng hạ, vận chuyển hàng hóa trong vùng ánh sáng yếu. Bên cạnh đó, ngoài công dụng chiếu sáng thì nó còn dùng để báo hiệu với mọi người xung quanh là chiếc xe đang đến gần. Một số loại đèn còi cảnh báo các vấn đề lỗi, hư hỏng mà xe nâng gặp phải. Chính vì vậy, kiểm tra xe nâng trước khi vận hành thì không thể nào bỏ qua hệ thống đèn.
Người lái cần kiểm tra hệ thống đèn xi nhan, đèn pha trước có đảm bảo sáng rõ không? Xi nhan có nháy đều không? Hệ thống đèn phía sau cường độ ánh sáng như thế nào? Hệ thống các loại đèn có hoạt động ổn định không? Nếu chúng phát sinh vấn đề thì cần xử lý để đảm bảo xe hoạt động ổn định và an toàn khi sử dụng.
2.3 Kiểm tra kỹ bộ phận bánh xe
Bánh xe là bộ phận chịu trách nhiệm di chuyển của xe nâng và chịu tải trọng của toàn bộ xe. Chính vì vậy, chúng phải đảm bảo không xảy ra bất cứ vấn đề gì. Người vận hành cần kiểm tra kỹ bánh xe trước. Đây là khu vực chịu lực chính nên việc kiểm tra áp suất bánh là điều vô cùng cần thiết. Trường hợp áp suất quá lớn có thể gây ra áp lực cao khi tải trọng cả hàng tác động lên bánh và dẫn đến hư hỏng, phá hủy bánh. Điều này gây mất an toàn cho người điều khiển cũng như mọi người xung quanh.
Ngoài ra, người lái cũng cần kiểm tra áp lực hơi bánh sau bởi chúng xảy ra vấn đề sẽ gây mất cân bằng cho xe nâng và phát sinh tình huống nguy hiểm khôn lường. Trước khi vận hành cần đặc biệt lưu ý đến bộ phận bánh xe.
2.4 Kiểm tra hệ thống phanh xe
Không thể nào bỏ qua hệ thống phanh xe khi kiểm tra xe nâng trước khi vận hành. Đây là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống phanh giúp đảm bảo an toàn cho người lái cũng như mọi người xung quanh.
Kiểm tra phanh
Đặc biệt, xe nâng vận tải hàng hóa cồng kềnh nên rất nguy hiểm cho mọi người xung quanh. Vì vậy, đảm bảo hệ thống phanh ổn định, không phát sinh lỗi hư hỏng hay sự cố xe sẽ giúp đảm bảo an toàn tính mạng của tất cả mọi người. Khi hệ thống phanh gặp bất cứ vấn đề gì thì không nên vận hành mà cần xử lý ổn định trước đã.
2.5 Kiểm tra bộ phận nâng hạ trên xe
Kiểm tra càng xe và khung nâng
Hay chính là bộ phận càng nâng hạ của xe. Bộ phận này thường nâng hạ và di chuyển hàng hoá với tải trọng lớn nên việc kiểm tra kỹ càng là rất quan trọng. Khi càng bị biến dạng hay nứt gãy sẽ gây nên tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người cũng như làm tổn thất hàng hoá. Vì vậy, trước khi vận hành, người lái đừng quên kiểm tra thật kỹ bộ phận càng nâng của xe.
2.6 Kiểm tra động cơ, ắc quy
Mở capo kiểm tra động cơ xe
Động cơ được ví như “trái tim” của xe nâng. Vì vậy, khi chúng phát sinh vấn đề sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của xe nâng hàng. Chính vì vậy, kiểm tra xe nâng trước khi vận hành thì việc chú ý đến động cơ là việc cần làm hàng đầu. Với xe nâng dầu và xe nâng điện sẽ sử dụng các loại động cơ khác nhau.
Đặc biệt, với xe nâng điện thì kiểm tra bộ phận ắc quy vô cùng quan trọng. Thông thường thì mỗi bình ắc quy sẽ có 1 vòng đời tuổi thọ sạc bình nhất định. Khi pin hết cần tiếp tục sạc để xe nâng có thể vận hành. Lúc này cần lưu ý sạc pin đúng cách. Người lái cần ghi nhớ, khi đang nạp bình thì không nên đậy nắp các hộc của bình ắc quy. Dung dịch bị cạn nước thì cần bổ sung nước cất, không sạc ở gần khu vực cháy nổ,…
CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG GIÚP TĂNG TUỔI THỌ BÌNH ĐIỆN XE NÂNG
2.7 Kiểm tra gầm xe và chi tiết máy
Trước khi vận hành xe cần kiểm tra kỹ gầm xe xem có nhớt, dầu bị chảy, rò rỉ hay không? Các chi tiết có đảm bảo an toàn hay không? Người lái cần kiểm tra kỹ phần dẫn động di chuyển của xe nâng hàng. Khi phát hiện hư hại hoặc có bất thường thì nên dừng máy để tiến hành khắc phục trước khi vận hành để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. Đây cũng là bộ phận cần kiểm tra xe nâng trước khi vận hành mà người lái nên lưu ý.
Người lái có thể quan sát bằng mắt thường các chi tiết: trục ổ đĩa, vành đai động cơ xe, xi lanh,… xem chúng có bị nứt gãy, có bị uốn cong hay rò rỉ bên trong không. Trường hợp phát sinh vết nứt, trầy xước, rò rỉ ở phần thủy lực, cần đóng văn lại và thắt chặt hệ thống đường ống dẫn nhớt. Trường hợp nhớt thủy lực bị thiếu thì thêm nhớt, nếu không sử dụng được nữa thì cần thay mới.
2.8 Kiểm tra bộ phận tay cầm/vô lăng của xe nâng
Khi vận hành xe nâng cần đảm bảo tất cả những bộ phận đều hoạt động ổn định, tốt nhất. Vì vậy, kiểm tra xe nâng trước khi vận hành thì cần lưu ý đến vô lăng. Đây là bộ phận có liên quan tới hệ thống thủy lực của xe nên khi hệ thống này gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến tay cầm.
Khi xe hoạt động tốt thì tay cầm nhẹ, mượt mà. Trường hợp tay cầm nặng, khó điều chỉnh thì chứng tỏ bộ phận thuỷ lực đang gặp vấn đề. Hãy kiểm tra và xử lý ngay trước khi vận hành nhé.
2.9 Chú ý kiểm tra ghế và điều chỉnh gương xe nâng
Mỗi loại xe nâng sẽ có phương thức, kiểu vận hành khác nhau. Trong đó, với xe nâng ngồi lái thì cần chú ý kiểm tra ghế và hệ thống gương. Sau đó quan sát xung quanh để nắm rõ chướng ngại vật hay khu vực có người, hàng hoá,… cần tránh. Trong các hạng mục kiểm tra xe nâng trước khi vận hành thì hãy lưu ý đến ghế xe và điều chỉnh gương quan sát.
2.10 Kiểm tra sức tải và giới hạn của xe nâng
Đọc bảng thông tin xe để nắm rõ tải trọng và các thông số an toàn
Mỗi loại xe nâng sẽ có mức tải trọng nâng hàng khác nhau. Vì vậy, trước khi vận hành người lái cần nắm rõ tải trọng và kiểm tra để quá trình làm việc diễn ra thuận lợi. Nếu xe nâng có khả năng chịu tải thấp thì hãy liên hệ ngay với đơn vị phân phối. Tuyệt đối không nâng hạ hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép bởi điều này rất dễ gây tai nạn. Khi kiểm tra xe nâng trước khi vận hành đừng quên thử sức tải và giới hạn của xe.
Phía trên là 10 bước chúng tôi gợi ý cách kiểm tra xe nâng trước khi vận hành. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
Liên Hệ Ngay Với Chúng Tôi Để Đặt Hàng Và Sửa Chữa Xe Nâng.
Tư vấn miễn phí: 0978.84.99.88 – 0967.32.7777
Gửi yêu cầu báo giá xe nâng: Tại đây
Website: xenang7777.com – xenanghangnhat.com